EU9 KTO Asia 
logo

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Offline libelu309  
#1 Đã gửi : 06/04/2020 lúc 03:05:08(UTC)
libelu309


Danh hiệu: Active Member

Nhóm: Member
Gia nhập: 21-10-2019(UTC)
Bài viết: 21
Viet Nam
Đến từ: Hồ Chí Minh

Kể từ năm 2013, Việt Nam đã bắt đầu triển khai kế hoạch nhập khẩu than cho thị trường tiêu dùng trong nước.  Nguồn than được nhập khẩu sẽ được bán cho các nhà máy điện, các khu công nghiệp chế biến than để tập trung sản xuất với quy mô lớn, đáp ứng tốt yêu cầu cao từ thị trường. Và hoạt động này vẫn được tiếp diễn và kéo dài cho đến tận bây giờ lẫn trong tương lai.  

Tình hình nhập khẩu than đá tại Việt Nam luôn có sự thay đổi theo từng năm. Theo báo cáo thống kê từ Tổng cục Hải quan, lượng than đá nhập khẩu trong năm 2019 có sự gia tăng mạnh so với những năm trước đây. Cụ thể, nước ta đã nhập hơn 43,5 triệu tấn ( tăng cao hơn 91% so với năm 2018), kim ngạch cũng tăng tương đối. 

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao, buộc nhà nước và các đơn vị cung cấp than phải tăng cường tốc độ nhập khẩu than để cung ứng cho thị trường. Chỉ riêng tháng 12, tổng lượng nhập tiêu thụ lên đến 4,3 triệu tấn, với mức phí đầu tư trên 322 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái thì vượt trội về lượng cả về kim ngạch.

Trong năm vừa qua, Việt Nam hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực nhập khẩu than. Tuy nhiên 3 nguồn chính và chốt yếu vẫn là Indo, Nga, Úc. Trong đó Úc chiếm thị phần nhiều nhất và dẫn đầu với 15,71 triệu tấn, tương đương 1,7 triệu USD, chiếm vượt 35,8% trong cơ cấu thị trường than nhập khẩu. Giá than bán từ Úc sang Việt Nam trung bình 57 USD/tấn, giảm cực mạnh hơn 20% so với thời điểm năm ngoái.

Tiếp nối theo là nhập khẩu thantừ Indo, với lượng mua than sát sao 15,41 triệu tấn, chiếm 35,2% tổng lượng. Giá than nhập tùy loại giao động từ 77-104 USD/tấn. Nối theo sau là thị trường Nga, với tổng lượng nhập 7,15 triệu tấn, giá bán giảm còn 89,1 USD/tấn.

Ngoài ra còn nhiều nguồn than khác nữa trên thế giới tham gia vào cơ cấu làm giàu năng lượng, đáp ứng đủ mục tiêu tiêu dùng, điển hình Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc….


Nhìn chung, tình hình nhập khẩu than tại Việt Nam luôn diễn ra sôi nổi và có sự biến chuyển nhất định trong từng thời kỳ. Dự đoán trong tương lai, ngành than sẽ vẫn còn phát triển với nhiều dự án mới mẻ khác đồng thời nhiều thách thức trong vấn đề tìm nguồn cung có thể sẽ được đặt ra khi nhu cầu tăng cao.

Quảng cáo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 4.828 giây.