EU9 KTO Asia 
logo

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Offline cherryhamson  
#1 Đã gửi : 01/03/2016 lúc 02:04:05(UTC)
cherryhamson


Danh hiệu: Active Member

Nhóm: Member
Gia nhập: 18-02-2016(UTC)
Bài viết: 94

Nếu bạn đặt vé máy bay đi Seoul khuyến mãi đến Hàn Quốc du lịch thì nhớ ghé thăm Suwon điểm tham quan đầy ấn tượng ở Hàn Quốc.
UserPostedImage
Suwon nằm cách thủ đô Seoul khoảng 30 km về phía nam, là thủ phủ của tỉnh Gyeonggi-do, nơi bảo lưu nhiều di tích lịch sử thời Joseon (năm 1392 – năm 1910) và nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, trong đó có tòa thành cổ Hwaseong là di tích kiến trúc cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại vào năm 1997.
 
Khởi thủy, vùng đất này có tên là Mosu-guk. Trải qua nhiều lần đổi tên, cho tới năm 1413 thì được vua Taejong của vương triều Joseon (Triều Tiên) đặt tên Suwon còn có nghĩa là “nguồn nước”. Vào thế kỷ thứ 18, thái tử Sado, con vua Yeongjo, bị vị vua cha và đình thần buộc tội mưu phản nên bị kết án tử hình. Mộ phần của Sado được chôn cất ở Suwon.
UserPostedImage
Vợ và con trai của Sado là Jeongjo đã trốn thoát, thời gian sau cũng lui về ẩn náu ở quanh vùng này. Khi vua Yeongjo thăng hà, vì không còn người kế vị nên người con trai của Sado là Jeongjo được đưa lên ngai vàng. Tân vương Jeongjo muốn dời đô về Suwon, nơi có mộ phần của cha mình, nên cho xây dựng một bức tường thành quy mô bao quanh Suwon và khởi dựng những công trình kiến trúc đầu tiên để tưởng niệm cố thái tử Sado. 
UserPostedImage
Tuy nhiên, vì vua Jeongjo mất sớm nên ý định dời đô từ thành phố Seoul về Suwon bất thành. Song từ đây, vua quan ở triều Joseon đều tề tựu về Suwon hàng năm để dự lễ tế thái tử Sado, nên nơi này đã được người đời sau gọi là “thành phố của lòng hiếu thảo”.
Sau hơn 30 phút lái xe chúng tôi tới Suwon, một thành phố khá trẻ trung bao quanh tòa thành cổ kính rêu phong. Đó là Hwasong, công trình kiến trúc làm nên diện mạo của Suwon vào cuối thế kỷ thứ 18 và là biểu tượng của thành phố Suwon hiện đại ngày nay.
Theo lời Soyoung, thành Hwaseong do kiến trúc sư Jeong Yakyong, người đã đứng đầu trường phái Thực học ở Joseon bấy giờ thiết kế và chỉ huy thi công theo lệnh vua Jeongjo. Đó là một tòa thành đồ sộ được xây bằng gạch và đá hoa cương, kết hợp giữa những trường phái kiến trúc thành cổ của Nhật Bản, Trung Quốc với phong cách xây dựng pháo đài phòng thủ của phương Tây vào cuối thời Trung Cổ.
Hwasong khởi xây vào tháng 01-1794 và được hoàn tất vào tháng 9-1796, huy động hơn 700.000 nhân công để xây đắp tòa thành dài 5,74 km, cao 4 mét – 6 mét, rộng tới 130 ha. Vua Jeongjo muốn xây dựng Hwasong thành một pháo đài bất khả xâm phạm, không chỉ mang tính phòng thủ mà còn được xem nơi này như là kinh đô hướng nam của đất nước. 
UserPostedImage
Công trình này đã tiêu tốn 870.000 nyang (đơn vị tiền tệ của Joseon đương thời) từ quốc khố, cùng 1.500 bao gạo để trả công cho thợ thuyền. Sau khi hoàn tất, Hwaseong đã trở thành một quần thể kiến trúc đảm nhận những chức năng quân sự, chính trị và thương mại, vừa giúp vương triều Joseon trụ vững trước những cuộc tấn công của kẻ thù bên ngoài, vừa là cửa ngỏ để Triều Tiên thông thương mậu dịch với bên ngoài.
Đó là một quần thể kiến trúc gồm 48 công trình, với 4 cổng chính, một thủy quan để xả lũ, cùng với nhiều công trình quân sự như : Đài chỉ huy, tường bắn, tháp canh, giác bảo, cửa thoát hiểm bí mật, phong hỏa đài… 
Những kiến trúc này là sự hợp nhất giữa nét đẹp của kiến trúc phương Ðông với những tiêu chuẩn kỹ thuật hoàn hảo về mặt quân sự của phương Tây nơi thu hút nhiều khách du lịch mua vé máy bay đi Hàn Quốc giá rẻ. Kiến trúc sư trưởng của Hwaseong tên Jeong Yakyong đã phát minh ra cần cẩu (có sức nâng tới 15.000 kg), hệ thống ròng rọc và những thứ máy móc phức tạp khác để sử dụng trong việc xây thành Hwasong.
UserPostedImage
Bên trong tòa thành trước đây còn có một quần thể đại điện có tên là Haenggung (Hành cung) nằm dưới chân đồi Paldalsan, gồm 22 dinh thự với 600 gian phòng hoành tráng. Đây là nơi vua Jeongjo cùng thân quyến và tùy tùng trú tất mỗi khi họ tới Suwon viếng mộ hoàng tử Sado. 
Haenggung cũng là điểm đặt bộ máy cai trị của chính quyền Suwon, nơi tổ chức lễ mừng thọ cho những thành viên của hoàng gia, lễ ban yến cho những trưởng lão đại thần và là nơi diễn ra những kỳ thi Hội và thi Đình dưới triều Joseon.
Hwasong được đánh giá là một trong những điểm điển hình hoàn hảo của nghệ thuật kiến trúc thành lũy thời cận đại trên toàn thế giới và cũng là thành tựu đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc quân sự của vương triều Joseon. 
Tòa thành này là sự kết hợp khéo léo cùng những ý tưởng khoa học tiến bộ nhất từ châu Âu đương thời với những nguyên tắc phong thủy trong nghệ thuật kiến trúc thành lũy ở phương Đông, lại biết lợi dụng địa hình tự nhiên sở tại để nâng cao hiệu quả phòng thủ của tòa thành. 
Sự ra đời của Hwaseong không chỉ làm thay đổi diện mạo của Suwon mà còn biến nơi này thành một trung tâm chính trị và trung tâm thương mại hàng đầu của Triều Tiên đương thời. Tuy nhiên, khi Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên từ năm 1910 thì thành Hwaseong bắt đầu xuống cấp. Tiếp tới, cuộc Chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950 – năm 1953 đã phá hủy nhiều kiến trúc quan trọng của tòa thành cổ này.
Công cuộc tái thiết Hwaseong được chính phủ Hàn Quốc được bắt đầu thực thi từ năm 1970. Dựa vào những ghi chép trong sử liệu Hwasong Seongyeok Uigwe (xuất bản năm 1800), những nhà bảo tồn Hàn Quốc đã tái thiết gần như nguyên trạng kiến trúc nguyên thủy cổ thành Hwasong, tạo nên một mô hình “bảo tồn di sản giữa lòng đô thị hiện đại” dùng làm chuẩn mực cho công cuộc bảo tồn và tái thiết những di sản văn hóa cổ khác ở Hàn Quốc.
Sau hai giờ thăm viếng hầu hết những cổ tích một thời của Hwasong, chúng tôi men theo bờ thành đi về hướng Bắc để tham quan Hwahongmun. Đây là thủy khẩu quan trọng, giữ vai trò điều tiết nước lũ trong thành, đồng thời cũng là chiếc cầu kết nối tòa thành với những “làng mạc xưa – đô thị nay” ở bên ngoài. Theo lối này, chúng tôi “thoát” khỏi thành Hwasong và giáp mặt với một con phố đầy ắp những cửa hàng bán đồ lưu niệm và nhiều nhà hàng phục vụ món ăn truyền thống vùng Suwon.
Soyoung dẫn tôi vào một nhà hàng, gọi món samgyeopsal và món gujeolpan cùng hai chai rượu soju. Samgyeopsal đây là món thịt heo ba chỉ nướng, ăn kèm với xà lách, lá vừng, kimchi, ssamjang (tương đậu nành), tỏi, ớt xanh, chấm với muối tiêu trộn dầu vừng. 
Gujeolpan là món gỏi gồm 9 thứ khác nhau, bày biện trong bộ khay sứ có 9 ngăn: ngăn giữa là những lát củ cải thái mỏng. Những ngăn xung quanh có : lòng đỏ trứng gà, lòng trắng trứng, thịt bò xào vừng, nấm hương, cà rốt, dưa leo, ớt xanh xào với tôm bóc vỏ và củ cải trắng. 
Tất cả đều được thái chỉ và dọn riêng trong từng ngăn. Khi thưởng thức thì phải gắp mỗi thứ một ít, bỏ vào trong lát củ cải cắt mỏng như tờ giấy, cuốn lại, rồi chấm với nước tương và dầu vừng có trộn sẵn với muối tiêu.
Soyoung cho biết : “Ngày xưa gujeolpan chỉ được ăn vào ngày Tết hoặc trong những dịp lễ trọng vì chế biến rất cầu kỳ và tốn kém. Nhưng nay thì trở thành đặc sản của vùng Suwon, rất được quý khách ưa chuộng. Đi thăm một tòa thành cổ thời Joseon thì cũng nên thưởng thức món ăn danh tiếng của thời kỳ này“. Đây có lẽ cũng là một gợi ý hay nhất của Kang Soyoung trong hành trình viếng thăm Hwaseong của tôi hôm nay.
Nếu chưa mua được vé máy bay đi Seoul giá rẻ thì hãy nhanh chóng liên hệ phòng vé máy bay giá rẻ AirAsia - Vietnam Booking nơi cung cấp vé uy tín nhất tại Việt Nam.
Địa chỉ đặt vé giá rẻ
Hà Nội: 
- 33 Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Hà Nội - Tel: 04 3732 2333
Tp. Hồ Chí Minh:
- 164 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1 - Tel: 08 3827 0404
- 190 Trần Quý, phường 6, quận 11 - Tel: 08 3956 2142
Quảng cáo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 7.518 giây.